top of page

Thuốc Otrivin nhỏ mũi an toàn cho trẻ sơ sinh

Cơ thể trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với môi trường, hơn nữa sức đề kháng còn non yếu nên các bé rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp như: Nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi… Lúc này để hỗ trợ điều trị bệnh cho trẻ sơ sinh, bác sĩ thường khuyên dùng thuốc nhỏ mũi. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ giới thiệu các loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh mẹ nên biết, hãy tham khảo và tìm mua để dùng cho bé khi cần thiết nhé!


Các loại thuốc nhỏ mũi an toàn cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp như: sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi… Lúc này, lựa chọn thuốc điều trị bệnh cho trẻ sơ sinh là việc làm khá quan trọng, bởi vì cơ thể của bé còn non yếu và nhạy cảm.

Do đó, bố mẹ nên lựa chọn những loại thuốc chuyên điều trị bên cho trẻ sơ sinh. Dưới đây là 3 loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn mà các bậc phụ huynh cần biết:


Thuốc nhỏ mũi Otrivin


Thành phần: Thành phần chính là hoạt chất Xylometazoline hydrochloride.

♦ Công dụng: Hỗ trợ điều trị sổ mũi, sổ mũi do cảm lạnh, nghẹt mũi, viêm xoang, sung huyết niêm mạc mũi và họng. Ngoài ra còn có thể sử dụng trong nội soi mũi.

♦ Liều lượng: Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch vào mỗi bên mũi, thực hiện 1 – 2 lần/ ngày tùy vào thể trạng của trẻ sơ sinh.

♦ Giá thành: Thuốc nhỏ mũi Otrivin 0,05% thường được bán với mức giá 30.000 VNĐ/ lọ 10 ml tại các nhà thuốc, cơ sở khám chữa bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo, tùy vào điểm bán và thời điểm mua mà mức giá này có thể tăng lên hoặc giảm xuống.


Thuốc nhỏ mũi Iliadin


♦ Xuất sứ: Singapore

♦ Thành phần: Hoạt chất Oxymetazoline Hydrochloride, chất bảo quản Benzalkonium Clorua.

♦ Công dụng: Cải thiện tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi. Ngoài ra, loại thuốc nhỏ mũi này còn có tác dụng làm tan đờm, giúp thông thoáng đường thở, bảo vệ lớp niêm mạc, ngăn chặn sự sinh trưởng của các loại vi khuẩn và virus gây hại.

♦ Liều lượng: Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch vào mỗi bên mũi, dùng 2 – 3 lần/ ngày. Thuốc nhỏ mũi Iliadin được khuyên dùng cho trẻ sơ sinh trong 3 ngày liên tiếp và ngưng sử dụng. Nếu muốn tiếp tục sử dụng thì phải dừng 2 ngày rồi dùng trở lại.

♦ Giá thành: Thuốc nhỏ mũi Iliadin được bán với giá dao động từ 140.000 – 185.000 VNĐ/lọ tại các nhà thuốc và cơ sở khám chữa bệnh. Các bậc phụ huynh nên tìm mua thuốc tại các địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng và an toàn cho bé.


Thuốc nhỏ mũi Natriclorid 0.9%



♦ Xuất xứ: Việt Nam

♦ Thành phần: Thành phần chính là Natri clorid cùng với lượng tá dược vừa đủ (Natri borat, Acid boric, Thiomersal, nước cất).

♦ Công dụng: Cải thiện tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi ở trẻ sơ sinh.

♦ Liều lượng: Nhỏ 1 – 3 giọt dung dịch vào mỗi bên mũi, dùng 2 – 3 lần/ ngày. Nếu cần thiết có thể cho bé dùng 5 – 6 lần/ ngày.

♦ Giá thành: Thuốc nhỏ mũi Natriclorid 0,9% dành cho trẻ sơ sinh được bán với giá 4.000 VNĐ/ lọ 10 ml. Tuy nhiên đây chỉ là mức giá tham khảo, tùy vào điểm bán và thời điểm mua mà mức giá này có thể tăng lên hoặc giảm xuống. Lưu ý nên tìm mua thuốc tại các nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng.

Lưu ý ► Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh cần lựa chọn loại thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của bé. ► Tốt hơn hết là các bậc cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn; đồng thời cần cân nhắc lựa chọn loại thuốc phù hợp. Bên cạnh đó cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Hướng dẫn sử dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn

Cơ thể trẻ sơ sinh còn non yếu và nhạy cảm, đặc biệt là ở vùng mắt và mũi. Do đó, việc sử dụng dung dịch nhỏ mũi cho trẻ có thể gây khó khăn cho các bậc phụ huynh. Vì thế, các bậc cha mẹ cần biết cách nhỏ mũi cho bé sao cho an toàn.


Để nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể tham khảo các bước sau đây:

Bước 1: Đặt bé ở tư thế nằm, sao cho đầu của bé cao hơn thân và hơi nghiêng về phía sau.

♦ Bước 2: Lắc nhẹ lọ thuốc để dung dịch hòa tan đều và mở nắp ra.

♦ Bước 3: Đưa phần vòi của lọ thuốc đến gần mũi của bé, bóp nhẹ để thuốc đi vào bên trong mũi. Thực hiện nhỏ thuốc tương tự với bên mũi còn lại.

♦ Bước 4: Giữ phần đầu của trẻ khoảng 30 – 60 giây để thuốc thẩm thấu vào bên trong hoặc giúp làm loãng dịch mũi.

♦ Bước 5: Nghiêng người của bé sang một bên để làm ráo phần mũi.

♦ Bước 6: Sử dụng khăn chuyên dùng cho trẻ sơ sinh hoặc tăm bông vô trùng để loại bỏ lớp gỉ và phần nước mũi. Thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm trẻ bị đau hoặc khó chịu ở lỗ mũi.

♦ Bước 7: Vệ sinh phần vòi nhỏ thuốc bằng khăn sạch rồi đóng nắp bảo vệ.

Lưu ý: Đôi khi các bé sẽ giãy giụa hoặc quấy khóc. Lúc này bố mẹ cần có biện pháp để trẻ không “né tránh” việc nhỏ thuốc. Có thể làm bé phân tâm bằng cách dùng những món đồ chơi mà bé thích, như vậy có thể giúp việc nhỏ thuốc dễ thực hiện hơn.


Một số điều cần ghi nhớ khi sử dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh

Bên cạnh việc lựa chọn đúng thuốc, sử dụng đúng cách; để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh các bậc phụ huynh cũng cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây:

Đừng nên lạm dụng dung dịch thuốc nhỏ mũi trong việc vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh, vì sử dụng nhiều dung dịch có thể làm teo niêm mạc mũi của bé.

► Không sử dụng thuốc nhỏ mũi khi trẻ không có dấu hiệu viêm mũi, sổ mũi… Bởi vì thuốc có thể làm mất đi độ ẩm tự nhiên trong mũi, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến quá trình và khả năng hô hấp của trẻ sơ sinh.


► Việc nhỏ thuốc và vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh cần được thực hiện nhẹ nhàng, để tránh gây tổn thương niêm mạc mũi hay khiến trẻ bị nghẹt mũi, khó thở.

► Bố mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng và lau khô trước khi nhỏ thuốc cho trẻ.

► Không dùng thuốc nhỏ mũi đã quá hạn sử dụng, đổi màu hay biến chất.

► Không dùng thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh liên tục vượt quá 5 lần/ ngày, như vậy chỉ khiến cho tình trạng khó thở ở trẻ ngày càng nghiêm trọng hơn.

► Không nhỏ thuốc cho bé ở tư thế ngồi, vì khi đó thuốc sẽ bị chảy ngược ra ngoài và không thể thẩm thấu vào trong khoang mũi.

► Trong thời gian dùng thuốc, nếu nhận thấy tình trạng bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, hoặc cơ thể trẻ xuất hiện một số biểu hiện lạ thì các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được hỗ trợ xử lý kịp thời.


bottom of page